Ưu điểm và cấu tạo của vòng bi đũa FAG

Ưu điểm của vòng bi đũa 

Vòng bi đũa FAG là một dạng ổ lăn có khả năng:

• Bố trí vòng bi chịu tải trọng hướng tâm rất cao
• Hoạt động tôt ở vòng quay rất cao
• Vòng trong, hoặc vòng ngoài có thể tháo rời, 
• Vòng bi đũa FAG được cung cấp với nhiều thiết kế và kích cỡ khác nhau. Phần lớn là ổ đũa một dãy hoặc nhiều dãy có vòng cách, ngoài ra một số vòng bi đũa không có vòng cách.

Vòng bi đũa 1 dãy có diện tích tiếp xúc lớn hơn vuông góc với trục con lăn. Kết quả là, nó có thể truyền lực cao hơn, có độ cứng lớn hơn và cho phép các phần tử nhỏ hơn lăn dưới cùng một tải trọng. Vòng bi một dãy bao gồm các vòng ngoài chắc chắn, các vòng trong và vòng cách được lắp với một số lượng lớn các con lăn hình trụ.Vòng bi đũa một dãy có thể tách rời được, nghĩa là cụm vòng ổ lăn với bộ con lăn và vòng cách có thể tách rời đối với vòng còn lại.Điều này giúp cho việc tháo lắp dễ dàng hơn, đặc biệt khi các điều kiện tải đòi hỏi phải có chế độ lắp chặt đối với cả hai vòng của ổ bi.

  • Thiết kế kiểu NU: Vòng bi đũa kiểu NU có hai gờ chặn tích hợp trên vòng ngoài và không có gờ chặn trên vòng trong. Vì thế vòng ngoài có thể tháo rời
  • Thiết kế kiểu NU + HJ : Thiết kế giống với NU nhưng có thêm một vòng chặn góc HJ được dùng để định vị trục theo phương dọc trục ở một phía
  • Thiết kế kiểu N: Vòng bi đũa kiểu N có hai gờ chặn tích hợp trên vòng trong và không có gờ chặn trên vòng ngoài. Vòng ngoài có thể tháo rời.
  • Thiết kế kiểu NJ: Vòng bi đũa kiểu NJ có hai gờ chặn tích hợp trên vòng ngoài và một gờ chặn trên vòng trong. Vòng bi đũa này thường được dùng để định vị trục theo phương dọc trục ở một phía. và vòng ngoài được tháo rồi về 1 phía
  • Thiết kế kiểu NJ + HJ: Thiết kế gióng với NJ nhưng có thêm một vòng chặn góc HJ được dùng để định vị trục theo phương dọc trục ở cả 2 phía
  • Thiết kế kiểu NUP: Vòng bi đũa kiểu NUP có hai gờ chặn tích hợp trên vòng ngoài, một gờ chặn tích hợp trên vòng trong và một gờ chặn rời, tức là một vòng chặn rời, trên vòng trong. Vòng bi đũa này thường được dùng để định vị trục theo phương dọc trục ở cả hai phía.

 

Vòng bi đũa một dãy không có vòng cách

Kiểu thiết kế SL1818, SL1829, SL1830, SL1822:  Vòng bi đũa có 2 gờ chặn trên vòng trong và 1 gờ chặn trên vòng ngoài. Vòng ngoài có thể tháo rời.
Kiểu thiết kế SL1923: Vòng bi đũa có 2 gờ chặn trên vòng ngoài và 1 gờ chặn trên vòng trong. Vòng trong có thể tháo rời..

 

Vòng bi đũa hai dãy không có vòng cách: Có Thiết kế như kiểu 1 dãy nhưng chịu tải trọng cao hơn và dãy hơn so với kiểu thiết kế 1 dãy.

  • Kiểu thiết kế SL0248 và SL0249: Vòng bi đũa có ba gờ chặn trên vòng trong và không có gờ chặn trên vòng ngoài. Một vòng hãm lắp trên vòng ngoài, giữa hai dãy con lăn để giữ cho ổ lăn không rời ra. Khi ổ lăn làm việc, không nên để vòng hãm chịu tải dọc trục. Các ổ đũa này có thể chịu được độ dịch chuyển dọc trục tương đối của trục so với gối đỡ ở cả hai phía.
  • Kiểu thiết kế SL1850: Vòng bi đũa có ba gờ chặn trên vòng trong và một gờ chặn trên vòng ngoài để định vị trục theo phương dọc trục ở một phía. Một vòng hãm lắp trên vòng ngoài ở phía đối diện với gờ chặn giữ không để ổ lăn rời ra. 
  • Kiểu thiết kế SL0148, SL0149: Vòng bi đũa có cùng loại vòng trong như đối với ổ đũa các kiểu SL 024 và SL 1850. Vòng ngoài gồm hai nửa được giữ chung với nhau bằng một vòng hãm, không có khả năng chịu tải dọc trục. Hai nửa của vòng ngoài có thiết kế giống nhau, cùng có một gờ chặn. Các ổ đũa này được dùng để định vị trục theo phương dọc trục ở cả hai phía.

 

Các loại vòng cách

Vòng bi đũa được thiết kế với nhiều loại vòng cách khác nhau tùy theo kích cỡ để phù hợp vơi từng môi trường làm việc.

Bình luận của bạn
Vòng bi Đại Phát